cầu nối
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Sức khỏe
  • Van tĩnh mạch là gì và chức năng van tĩnh mạch thế nào?

Van tĩnh mạch là gì và chức năng van tĩnh mạch thế nào?

Bạn đang tìm hiểu thông tin liên quan đến bệnh lý về tim mạch? Bạn muốn biết cụ thể van tĩnh mạch là gì và chức năng van tĩnh mạch thế nào?

Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Hệ thống tĩnh mạch có cấu tạo khá phức tập với nhiều bộ phận cùng chức năng khác nhau, trong đó có van tĩnh mạch. Vậy van tĩnh mạch là gì? Và chức năng chủ chốt của van tĩnh mạch thế nào? Nếu van tĩnh mạch bị hỏng thì đối mặt với nguy cơ gì? Câu trả lời ngay bên dưới, mời bạn cùng quan tâm tìm hiểu thêm chi tiết.

Van tĩnh mạch là gì và chức năng van tĩnh mạch thế nào?

1. Công ty dược phẩm An Thiên Van tĩnh mạch cụ thể là gì?

Dược phẩm An Thiên Trong hệ thống tĩnh mạch thì van tĩnh mạch là một phần không tách rời. Theo đó, hệ thống tuần hoàn máu được tạo thành từ các mạch máu, bao gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Các động mạch có nhiệm vụ đưa máu nhiều oxy và dinh dưỡng đến các tế bào và ngược lại tĩnh mạch có nhiệm vụ điều hướng máu sau quá trình trao đổi chất trở về lại tim. Riêng mao mạch là những mạch máu nhỏ có nhiệm vụ kết nối giữa động mạch với tĩnh mạch.

2. Van tĩnh mạch có chức năng nhiệm vụ gì?

Van tĩnh mạch là loại van 1 chiều giúp máu sau khi được trao đổi chất chảy về tim. Vì tim ở vị trí cao, các van tĩnh mạch sẽ có nhiệm vụ chống lại áp lực này để máu huyết có thể dễ dàng chảy theo hướng lên trên về lại tim.

Khi các van tĩnh mạch mở và khỏe mạnh, chúng sẽ hoạt động đúng và máu có thể dễ dàng chảy về tim. Các van này cũng có thể không mở hoàn toàn khi cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi, thả lỏng. Chức năng chính của van tĩnh mạch là giúp ngăn chặn quá trình lưu dẫn máu huyết bị ứ đọng, nhất là ở những nơi xa tim như ở các chi (tay - chân)

Van tĩnh mạch là gì và chức năng van tĩnh mạch thế nào?

3. Dấu hiệu của suy van tĩnh mạch

Trong trường hợp van tĩnh mạch suy yếu (bị hỏng), chức năng của tĩnh mạch sẽ không thể thực hiện nhiệm vụ đưa máu về tim như thông thường dẫn đến tình trạng biến chứng gọi là suy tĩnh mạch. Thông thường chứng suy tĩnh mạch phổ biến là ở chân (chi dưới), bệnh lý này không gây chết người nhưng ảnh hưởng cực kỳ lớn đến cuộc sống người bị mắc phải, do đó, cần thiết nên duy trì lối sống lành mạnh, chú ý chăm sóc sức khoẻ bằng những thói quen có lợi là cách tốt nhất để phòng ngừa cũng như hỗ trợ để chữa hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tay nếu mắc phải.

Các triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân bao gồm:

- Sưng tấy vùng bị tổn thương

- Cảm giác nặng và căng cứng ở bắp chân

- Ngứa, đau chân

- Khi đi bộ có cảm giác chân bị đâu và biến mất khi nghỉ

- Giãn tĩnh mạch (Tĩnh mạch giãn nở và phình lớn trên bề mặt da)

- Sạm da quanh mắt cá chân

- Viêm loét chân

- Hội chứng chân không yên (muốn di chuyển khi ngồi hoặc nằm)

- Chuột rút cơ bắp

Những triệu chứng này ban đầu thường rất nhẹ, nhưng sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu vấn đề diễn ra trong thời gian dài mà không được điều trị.

Bệnh lý suy tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?

Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch khôg chết người như huyết khối tĩnh mạch hoặc các vấn đề tĩnh mạch khác. Tuy nhiên, suy tĩnh mạch có thể gây đau đớn và thậm chí mất khả năng vận động. Do đó, tốt hơn hết là nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ suy tĩnh mạch.

Nguyên nhân của chứng giãn tĩnh mạch chân tay

Có nhiều yếu tố khác nhau góp phần gây ra bệnh lý giãn tĩnh mạch chân tay này và dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh:

- Mập, thừa cân mất kiểm soát dẫn đến bệnh béo phì

- Thay đổi nội tiết tố (thường gặp ở phụ nữ khi mang thai)

- Tuổi cao (lão hoá là nguy cơ gây suy yếu tĩnh mạch)

- Tiền sử bệnh lý gia truyền

- Chấn thương (do chấn thương bàn chân, phẫu thuật, ...)

- Tăng huyết áp tĩnh mạch chân (do đứng, ngồi nhiều, ít vận động)

- Hút thuốc lá mất kiểm soát

- Huyết khối tĩnh mạch sâu

- Sưng và viêm các tĩnh mạch nông

Các giải pháp sử dụng để chữa trị suy giãn tĩnh mạch

1. Y học hiện đại

Đầu tiên bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán, sau đó chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Giãn tĩnh mạch và các vấn đề về tĩnh mạch khác có thể được điều trị bằng các phương pháp đơn giản và xâm lấn tối thiểu như điều trị bằng laser nội mạch, điều trị cắt bỏ bằng tần số vô tuyến hoặc tiêm xơ tĩnh mạch.

- Điều trị với laser nội tĩnh mạch: Laser nội tĩnh mạch được sử dụng để điều trị giãn tĩnh mạch hoặc các bệnh tĩnh mạch khác của chân. Các tĩnh mạch này có thể nằm bên dưới bề mặt da và không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà cần phải siêu âm. Laser nội tĩnh mạch được thực hiện bằng cách đưa một ống thông nhỏ có sợi quang học vào tĩnh mạch có vấn đề và sử dụng tia laser để làm nóng nó, làm cho tĩnh mạch xẹp xuống.

- Đốt bằng sóng tần số cao: Đốt bằng sóng ca0 tần là phương pháp sử dụng năng lượng tần số vô tuyến để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch và các bệnh suy giãn tĩnh mạch khác ở chân. Những tĩnh mạch này có thể nằm dưới bề mặt và không thể nhìn thấy nếu không siêu âm. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ luồn một ống thông nhỏ vào tĩnh mạch bị tổn thương. Thông qua ống thông này, một máy phát vô tuyến được đưa vào để làm co tĩnh mạch.

- Tiêm xơ tĩnh mạch: Tiêm cơ tĩnh mạch là phương pháp điều trị các tĩnh mạch từ nhỏ đến trung bình, chủ yếu là tĩnh mạch mạng nhện và tĩnh mạch nhỏ bị giãn. Một loại chất xơ được tiêm vào tĩnh mạch bị tổn thương, gây sẹo và đóng mạch máu, sau đó sẽ được cơ thể hấp thụ.

2. Y học cổ truyền

Sử dụng phương pháp y học cổ truyền dân tộc bằng các bài thuốc Đông y hay Nam dược đặc trị chứng suy giãn tĩnh mạch nói chung. Đây là phương pháp mang “tố chất tự nhiên” sử dụng kết hợp các loại thảo dược để điều trị, là phương pháp có tính an toàn và hiệu quả nhưng cần nhiều thời gian và sự kiên trì của người bệnh.

Sưu tầm