cầu nối
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Sức khỏe
  • Vui buồn chuyện “Vua lốp” một thời

Vui buồn chuyện “Vua lốp” một thời

(BTG) Đã khá lâu rồi, tôi mới lại có dịp trở lại thăm gia đình ông Nguyễn văn Chẩn. Vẫn những con người ấy, cảnh vật cũ, nhưng người một thời được mệnh danh là “vua lốp”, nay đã ở tuổi ngoài 80, không còn minh mẫn, song đang miệt mài với công việc có ích cho cộng đồng…

Duyên… lốp & bốc thuốc từ thiện

Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Quê ông, vùng Nga Sơn (Thanh Hoá) quanh năm nghèo đói, người dân lam lũ khuya sớm tảo tần “bán mặt cho đất, bán lưng cho giời”. Ngày ấy, gia đình ông nghèo tới mức cả nhà chỉ trông chờ vào cái ao rau muống chi chít bèo tấm… 

Công ty dược phẩm An Thiên Nghèo đói, nhưng trong lòng người tá điền không nguôi nung nấu ý chí làm giàu, thoát khỏi cảnh bần hàn. "Muốn đổi đời thì chỉ có cách ra Hà Nội - nơi “nhặt nhạnh” cái gì cũng kiếm ra tiền", chàng trai trẻ luôn tự nhủ lòng ngay cả trong những giấc mơ. Già Chẩn nhớ lại: "Năm lần bảy lượt, tôi thuyết phục vợ "dát như thỏ đế" là bán cái ao rau muống đi để tôi lấy tiền ra Hà Nội "gây dựng sự nghiệp". Bà ấy nhất quyết không nghe. Rồi tôi lại "dỗ ngon dỗ ngọt" và cuối cùng bà xã cũng xiêu lòng. Năm 1954, tôi bán cái ao, để lại cho vợ con một nửa tiền, nửa kia găm theo đi Hà Nội"… 28 tuổi, gã cố nông giã từ vợ con, khăn gói ra Hà thành với quyết tâm rũ bỏ cái đói nghèo truyền kiếp vùng chiêm trũng Nga Sơn. Nhưng làm thế nào để trở nên giàu có? 

Dược phẩm An Thiên Lang thang khắp các ngõ phố, một lần, anh lạc vào phố Hàng Da, thấy người ta sản xuất và bày bán các loại đồ da, nhất là các loại dép lốp đang rất thịnh hành thời bấy giờ. Hằng ngày, anh tha thẩn ở các quầy làm dép, mắt dán chặt vào những cánh tay thao tác như múa, bóc lốp như gọt vỏ khoai tây của cánh thợ để học nghề với hy vọng sẽ kiếm được việc làm. Số tiền mang theo từ bán cái ao rau muống ngày một vợi dần. Sau những lần đi xin việc nhờ “học lỏm” được nghề nhưng đều bị trượt, anh mới vỡ lẽ ra một điều: Học không đi đôi với hành thì sẽ chẳng làm nên cơm cháo!
 
Anh quyết định xin vào làm phụ việc không công cho một xưởng dép ở cuối phố Hàng Da. Ngày qua ngày, anh lao động cần mẫn, siêng năng, không nề hà bất cứ công việc gì. Những lúc đám thợ nghỉ trưa, anh cầm dao tập bóc những miếng lốp mà họ thải ra. Thấy anh Chẩn chăm chỉ, ham học, ông chủ xưởng tốt bụng không những đã dạy nghề cho, mà mỗi tháng còn giúp một khoản tiền nho nhỏ đủ để anh thuê nhà với 2 bữa ăn. "Sau này nghĩ lại, mới thấy tôi như người chết đuối, mà anh ấy là người vớt lên. Tôi mãi mãi biết ơn anh ấy. Tôi đang ngần ngại, tuy cùng đường nhưng cũng còn biết tự trọng. Người chủ nhà có vẻ như hiểu ra nên cứ lôi tôi vào ăn cơm. Tôi ở nhà anh ấy mấy năm rồi mới mua được nhà. Đối với tôi, anh ấy lúc đầu là chủ, sau là bạn, bạn chí cốt từ bấy đến nay” - ông Chẩn trải lòng..

Những công việc diễn ra hằng ngày, dần dần cũng trở nên đơn giản hơn. Anh bắt đầu có tay nghề và chỉ vài tháng sau, nhờ tính tháo vát, biết việc, anh đã được xếp vào hàng những tay thợ có ngón nghề lão luyện nhất của xưởng làm dép. 

Sau một thời gian làm dép lốp cật lực và tiết kiệm chi ly từng hào, từng xu, ông Chẩn đã có một số vốn kha khá. Ông mua một căn nhà nhỏ và mở xưởng sản xuất. Bấy giờ, dép của ông được đưa đi khắp hang cùng ngõ hẻm của Hà Nội, rồi lan toả khắp miền Bắc, đến Hải Phòng, Quảng Ninh, vào tận Thanh Hoá, Nghệ An... Ông trở thành ông chủ dép lốp có tiếng ở Hà Nội lúc nào không hay. Những đơn hàng cứ tới tấp chuyển về, khắp nơi đặt mua. Đúng lúc công việc làm ăn thuận lợi, phất lên như diều gặp gió thì nguồn nguyên liệu lại trở nên khan hiếm. Lốp phế thải không còn dễ mua như trước. Mặc dù vậy, nhờ có "mẹo" thu mua nên nguồn hàng của ông Chẩn vẫn khá dồi dào.

Nhưng rồi, thời của dép lốp cũng qua… Thay vì phải đi đôi dép nặng trịch, người ta chuộng loại dép tông Thái, những đôi dép nhựa Tiền Phong hay dép rọ kiểu Trung Quốc. Những đôi dép lốp của ông mất dần chỗ đứng trên thị trường. Đang lao đao vì "dép với lốp" thì sự tình cờ lại đưa đẩy ông sang một lĩnh vực mới: làm bút. Một lần, ông phải mua chiếc bút với giá chợ giời, đắt gấp 3 lần so với giá phân phối ở cửa hàng. Cực chẳng đã, ông đã tháo chiếc bút ra nghiên cứu và nhận ra “chẳng có gì là khó để làm ra nó”.

Bút cũng làm ông phất lên, trở thành giàu có. Đã có một thời, thứ bút mang tên “Trường Sơn” bán với giá rẻ - được bày bán ở khắp các cửa hàng bách hoá. Nhưng ông Chẩn không ngờ rằng, đây chính là điểm bắt đầu cho chặng đường đời chông gai nhất ông từng biết. Chặng đường ấy dài như bất tận, trải đầy những máu và nước mắt, cay đắng và xót xa…

Sau những chuỗi bi kịch, thăng trầm của cuộc đời, ông Chẩn bỏ nghề làm bút, lao vào làm nghề mới: đắp lốp xe đạp, xe thồ. Chẳng bao lâu, ông lại trở nên giàu có. Nhưng mà, ông trời vẫn chẳng chịu buông tha - “trói” ông chặt hơn vào cái vòng lao lý oan nghiệt… Ông thất vọng tới mức định thu xếp khăn gói trở về vùng quê chiêm trũng - đã không còn một tấc đất cắm dùi. Nhưng rồi ông sợ: "Tôi sợ cái đói, cái nghèo. Tôi thích tiền, thật nhiều tiền. Mà ở quê thì khó kiếm tiền lắm!"…

Ông Chẩn quay lại với nghề làm lốp. Sau 5 năm, vừa bán chè chén vừa mày mò nghiên cứu, đầu năm 1980, chiếc lốp xe đạp mang tên "Quyết Thắng" đầu tiên của ông ra đời. Vào những năm đầu 1980, lốp của ông nổi tiếng toàn quốc, được trao Huy chương Đồng tại Hội chợ Triển lãm Giảng Võ (Hà Nội). Biệt danh "vua lốp" đến với ông từ đó. "Vua lốp" lại "hái" ra tiền.

Hơn 10 năm trở lại đây, “vua lốp” làm nghề bốc thuốc. Bà Trần Thị Oanh, vợ ông Chẩn kể: “Ông có nghề bốc thuốc từ cách đây hơn 40 năm. Âu cũng là một sự tình cờ. Ngày đó, ông Chẩn được một người bạn tù là Như Ngọc (bị người ta vu oan giáo họa) truyền cho. Sau này, ông theo nghề bốc thuốc, chữa khỏi bệnh cho nhiều người. Có người bị vôi cột sống, có người đau dạ dày, có người mắc viêm xoang, đau bụng kinh niên…, ông đều chữa khỏi.

Dịp nọ, có bà cụ ở phố Hàng Phèn (Hà Nội) bị liệt toàn thân, đi bệnh viện chữa mấy năm trời không khỏi. Nghe tin có ông già Chẩn chữa bệnh này hiệu nghiệm, khổ nỗi, bà cụ đã già, lâu nay chỉ nằm liệt giường. Gia đình đã đến khẩn khoản mời già Chẩn giúp. Không quản ngại, già Chẩn đã cất công tìm tới tận gia đình người bệnh. Đèo “thầy thuốc” đã vất vả, lại còn lỉnh kỉnh nào đồ nghề, nào bọc lớn bọc bé (thuốc), đám con cháu vừa chở ông cụ vừa làu bàu “già yếu rồi còn ham hố những việc không đâu”. Bỏ ngoài tai những lời giễu cợt, ông vẫn quyết “thử một phen”. “Thầy thuốc” Chẩn bắt mạch, hỏi han kỹ lưỡng người bệnh rồi mới phát thuốc. Kết quả là, sau một thời gian kiên trì chữa trị, bệnh của bà cụ thuyên giảm trông thấy, cột sống đã có thể cử động, dần dần đi lại được”... 

Hằng ngày, ông dậy từ 5 giờ sáng, tự tay pha ấm trà, ra vườn “đi” mấy đường quyền, trà ngấm tới cũng là lúc ông kết thúc tập thể dục. Uống trà, ăn điểm tâm, rồi xem "Chào buổi sáng" của VTV1. Ông dành thời giờ đọc sách, nghiên cứu; đi hái lá tre hoặc nhờ người tìm mua những thứ lá cây huyết dụ, hoa gạo…, về sai con cháu đem phơi, sao khô để làm thuốc chữa bệnh. Lá tre giờ cũng không có nhiều, nhưng mà vẫn có thể tìm hái được, không phải bỏ tiền, chỉ cần mấy đứa nhỏ nhọc công một chút. Còn những thứ “lá thuốc quý” thì cần tới hầu bao. Tiền không nhiều, nhưng ông vẫn chi đủ để nhờ người thân tìm mua về. Phơi, sao nhiều lần; lại tra khảo, nghiên cứu, ghi ghi chép chép, phân loại chúng thành những vị thuốc, buộc sẵn từng gói to, nhỏ dùng cho từng loại bệnh. Có những người đến… xin thuốc, ông sẵn sàng cho không. Thi thoảng ông mới lấy tiền “bèo” - gọi là một chút đồng công “hỏa hồng” cho các cháu, hoặc chi cho người đã cất công đi tìm mua lá ngoài chợ... 

Người nhà thấy ông già… điếc lòi tói, gầy gò ốm yếu mà vẫn say - bấn bíu việc thuốc thang thì than: “Thân làm tội đời”. Trò chuyện, hỏi han già Chẩn, ông ân cần mà rằng: “Tôi làm vậy - chính là để khuây khỏa tuổi già, nguôi ngoai đi những nỗi buồn - mất mát quá khứ; chứ thực tình chẳng muốn lấy một xu của người bệnh”.

Số phận thăng trầm của "vua lốp" Nguyễn Văn Chẩn có thể gói gọn trong 2 chữ "oan nghiệt". Cuộc đời ông là cả một chuỗi bi kịch liên tiếp... Từ hai bàn tay trắng, ông gây dựng cơ nghiệp, trở thành người giàu có và rồi sa chân vào vòng lao lý, mãi đến thời kỳ đổi mới, ông mới được minh oan.

Mấy đời bánh đúc có xương…

Những người con của “vua lốp”, phần lớn sau này chỉ mưu sinh… lẹt đẹt, mỗi người mỗi nghề. Duy có người con thứ 4 - Nguyễn Thị Quyết và chồng là Phạm Công Cường - thương binh nặng, nhiễm chất độc da cam - nhờ bàn tay, khối óc của mình, đã góp phần vẽ lên bức tranh sáng cho làng quê Vân Canh (Hoài Đức - Hà Nội). 

Từ mảnh đất xương xẩu hoang hóa, cỏ dại mọc thành rừng, bằng mồ hôi, công sức và nước mắt, vợ chồng người thương binh nặng đã gây dựng - phát triển thành Khu du lịch sinh thái Vân Canh nổi tiếng trong vùng. Vậy mà giờ đây, họ lại đang ngậm ngùi xót xa…
Được biết, Khu du lịch sinh thái Vân Canh hiện nay, chính là đã được “lột xác” từ khu đất chết xưa?

 


Sau hơn 10 năm, vùng đất tử đã trở thành Khu du lịch sinh thái theo mô hình VAC mang lại hiệu quả không nhỏ cho vợ chồng người thương binh nặng. Trong một lần về thăm Khu du lịch sinh thái Vân Canh, ông Nguyễn Đức Triều - nguyên Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đã phải thốt lên: Phải tốn không biết bao nhiêu mồ hôi công sức, họ mới cải tạo được “vùng đất chết” thành một khu du lịch sinh thái bề thế, nổi tiếng trong vùng”. Và trong suốt những năm qua, đã có khá nhiều báo chí, cả giới văn nghệ sỹ về đây tìm hiểu, viết lên những tác phẩm - cảm phục vợ chồng người thương binh nặng, ca ngợi những sản phẩm du lịch sinh thái độc đáo mà họ đã dày công gây dựng, coi đây là một trong những điển hình, biểu tượng của công cuộc đổi mới của Thủ đô Hà Nội.

Nhưng, đời thật trớ trêu! Số là, sau khi kết thúc hợp đồng (ký ngày 25/10/1995; kết thúc ngày 1/1/2009), UBND xã Vân Canh đã làm việc với vợ chồng anh Cường - Quyết tới 3 lần song vẫn chưa thể ký được hợp đồng mới theo quy định của pháp luật. Bởi do, giá thuê đất của hợp đồng cũ (1995) là 0,111 kg thóc/m2 (tương đương 40 kg/sào/năm). Trong khi, giá của dự thảo hợp đồng mới đã bị đẩy lên cao ngất ngưởng: 3.000 đồng/m2/tháng (thời hạn chỉ 5 năm)!

Theo chúng tôi, dù ở góc độ nào thì trước khi ra quyết định, chính quyền xã Vân Canh cũng nên xem xét, nghiên cứu sao cho hợp tình hợp lý. Nhất lại là trường hợp của một gia đình thương binh nặng, có công với Tổ quốc; bản thân họ là những người đã phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, dốc bao tiền của mới cải tạo được vùng đất chết - biến nó trở thành một khu du lịch sinh thái có tiếng tăm trong vùng, điều này càng phải được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra một quyết định - sao cho hợp lòng dân từ phía chính quyền xã Vân Canh.