cầu nối
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Công nghiệp
  • Hướng dẫn kiểm định cần trục tháp đúng quy định

Hướng dẫn kiểm định cần trục tháp đúng quy định

Cần trục tháp là thiết bị quan trọng được sử dụng lĩnh vực xây dựng. Cần trục tháp là loại cần trục quay dùng để cố định hay di chuyển được lắp với phần đỉnh tháp. Kiểm định cần trục tháp là một việc làm bắt buộc và cần thiết, ảnh hưởng đến sự an toàn của cơ sở sử dụng và người lao động.

Cần trục tháp cần kiểm định trong những trường hợp nào?

- Kiểm tra kỹ thuật an toàn lần đầu tiên: Cần kiểm tra các thông số kỹ thuật, lý lịch, hồ sơ của cần trục tháp trước khi đưa vào sử dụng. Chỉ sử dụng cần trục tháp khi thấy thiết bị đủ điều kiện.

- Kiểm tra kỹ thuật an toàn định kỳ: Nên kiểm tra thiết bị mỗi năm một lần để đánh giá tình trạng hoạt động và độ an toàn của thiết bị

- Kiểm tra kỹ thuật an toàn bất thường:

+ Khi phát hiện hay nghi ngờ thiết bị có biểu hiện trục trặc

+ Khi di chuyển thiết bị đến địa điểm mới

+ Theo yêu cầu từ cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền cần kiểm tra

+ Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo thiết bị có ảnh hưởng đến độ an toàn của cần trục tháp.

kiểm định cần trục tháp

Quy trình kiểm định cần trục tháp an toàn

1. Chuẩn bị trước khi kiểm định

- Có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ sở sử dụng và cơ sở thẩm định thiết bị, chuẩn bị kế hoạch kiểm định đầy đủ để tránh sai sót trong quá trình kiểm tra, đồng thời chuẩn bị vật dụng, thiết bị cần thiết.

- Kiểm tra kĩ lưỡng hồ sơ, lý lịch cần thiết của thiết bị

- Chuẩn bị đầy đủ thiết bị, tư trang bảo vệ cho người kiểm định cần trục tháp

- Tạo khoảng cách an toàn đối với khu vực ngoài vùng kiểm định cũng như trang thiết bị cần thiết trong khu vực kiểm định.

2. Tiến hành việc kiểm định

Bước 1: Kiểm tra kĩ thuật phần bên ngoài

+ Kiểm tra các mối hàn, mối ghép đinh tán,..

+ Kiểm tra độ dày, chất lượng của các mối hàn, xem xét tình trạng kết cấu của kim loại và có biện pháp xử lí kịp thời nếu phát hiện ra lỗi.

+ Kiểm tra và đánh giá đường ray

+ Kiểm tra kĩ thuật móc và chi tiết móc

+ Kiểm tra tình trạng khung gong neo

+ Kiểm tra cáp và các bộ phận cáp

+ Kiểm tra hoạt động của cơ cấu, tốc độ gió, tốc độ di chuyển xe con,..

+ Kiểm tra bảng nội quy hoạt động, mặt bằng làm việc, biện pháp bảo vệ an toàn, khoảng cách,..

+ Kiểm tra đối trọng và ổn trọng

+ Kiểm tra nhãn hàng hóa, vị trí lắp đặt,...

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật – Không tải

- Thử tải động và tải tĩnh

- Thử không tải và cơ cấu hệ thống của không tải

Bước 3: Xử lí kết quả đã được kiểm định

- Kiểm định viên ghi lại biên bản kiểm định chi tiết, giao cho cơ sở sử dụng thiết bị một bản và giữ lại một bản

- Kiểm định viên lập bản báo cáo tóm tắt quá trình kiểm định vào lý lịch của thiết bị

- Dán tem kiểm định vào cần trục tháp

- Cấp giấy chứng nhận cho thiết bị đã kiểm định