Thông tin doanh nghiệp

Nắm rõ các quy tắc thiết kế cầu thang máy gia đình sẽ giúp bạn phòng tránh được các rủi ro trong quá trình thiết kế, thi công, vận hành thang máy trong gia đình.

Để việc thi công cầu thang máy gia đình suôn sẻ, bạn cần có một bản thiết kế thang máy hoàn hảo. Không chỉ giúp bạn dự trù kinh phí, biết được tiến độ hoàn thành mà còn giảm rủi ro. Sau đây là một vài quy tắc thiết kế cầu thang máy gia đình bạn nên cần biết.

Các thông số kỹ thuật thiết kế thang máy

Trong bản thông số kỹ thuật được đính kèm trong hợp đồng thang máy thì đã có đủ các thông số kích thước như:

Kích thước hố thang máy

Thang máy gia đình

Kích thước hố thang máy chính là phần nằm ở dưới lòng đất, ngay tại chân thang máy trên mặt đất, được tính từ điểm thấp nhất trên mặt đất đến đáy của hố. Bạn có thể hình dung nó giống như một chiếc bể chứa nằm ở trong lòng đất.

Mục đích người ta tạo ra hố thang máy là để lưu giữ các cọc dùng để giảm chấn thang máy, chứa cả đối trọng của thang máy gia đình khi nó ở tầng cao nhất… Kích thước hố thang máy gia đình được coi là một phần quan trọng của thang máy khi lắp đặt trong các công trình thi công. Vì sự quan trọng không thể thiếu của hố thang máy, khi thiết kế bản vẽ xây dựng, nhà thi công cần phải cẩn thận, chính xác và phải cụ thể đến từng chi tiết.

Kích thước cửa thang

Kích thước cửa thang máy bị chi phổi bởi các yếu tốc như kích thước hố thang máy phía chiều cửa mở ra, tải trọng của thang, loại thang ví dụ như thang chở hàng hay thang tải giường bệnh thì kích thước thường rộng hơn, các loại thang máy gia đình thì kích thước cửa thường rộng từ 700mm đến 800mm còn chiều cao tiêu chuẩn luôn là 2100mm.

Chiều sâu của hố pit

Thang máy gia đình

Một khái niệm khác mà bạn cần phải nắm rõ khi nhắc đến thi công lắp đặt thang máy gia đình đó là hố pít thang máy, dùng để chiu một phần của hố thang máy và khoảng cách của nó được tính từ mặt sàn của tần đầu tiên có cửa thang máy cho đến đáy.

Hố pít này đóng vai trò không thể thiếu trong việc đáp ứng độ an toàn cho thang máy hoạt động. Hiểu cách khác thì hố pít thang máy giống như một tấm đệm có khả năng đảm bảo mọi hoạt động của thang máy diễn ra suôn sẻ và theo phương thẳng đứng. Không chỉ vậy, thông thường khi thi công lắp đặt công trình thang máy, người ta thường lắp đặt rất nhiều thiết bị như pít tông, trục vít hay những hệ thống điện để thang máy vận hành. Vì những điều này mà chiều sâu hố pít thang máy dường như là thứ rất quan trọng.

Chiều cao OH (Overhead)

Chiều cao OH (overhead) là chiều cao được tính từ mặt sàn trên cùng có cửa thang máy cho đến mặt sàn phòng máy. Đây là một phần rất quan trọng của hố thang máy, nếu thi công sai thì có thể ảnh hưởng tới sự an toàn trong quá trình hoạt động sau này của thang máy, thậm chí là không lắp đặt được thang máy.

Quy tắc thiết kế cầu thang máy gia đình

Kiểm tra diện tích công trình

Thang máy gia đình

Nhiều người khi lắp đặt thang máy lại chỉ quan tâm quá nhiều đến bản thiết kế mà bỏ quên đi diện tích thực tế của khung đất được quy định xây dựng hố thang máy. Điều này thường sẽ dễ dẫn đến tình trạng ước lượng sai lầm, gây ra hiện tượng khi lắp đặt khung hoặc dựng cột bê tông quá nhỏ hoặc quá to so với thực tế.

Chính vì vậy, bạn nên đến trực tiếp để kiểm tra diện tích thực tế nhằm điều chỉnh sao cho phù hợp nhất, tránh tình trạng mất nhiều thời gian để dựng xây lại từ đầu, ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

Kiểm tra chiều cao ngôi nhà

Khi thiết kế cầu thang máy gia đình, bạn cần chú ý tới chiều cao của ngôi nhà để thiết kế sao cho phù hợp. Nếu tòa nhà quá cao thì cần thiết kế giếng thang rộng hơn một chút. Chiều cao OH và độ sâu của hố pit quyết định tới độ êm ái của thang máy khi vận hành. Để tránh trường hợp thang máy dừng gấp, gây sốc cho người sử dụng thì khi thiết kế cầu thang máy gia đình cần chú ý tới hố pit để đảm bảo việc vận hành của thang máy được ổn định.

Chú ý tới độ cao thang máy

Thang máy gia đình

Độ cao của thang máy cũng là một yếu tố quan trọng cần chú ý khi thiết kế thang máy gia đình. Nếu độ cao của phòng máy không đủ thì sẽ liên quan tới góc ôm của Puly và cáp. Do đó sẽ ảnh hưởng tới độ bền của puly, dây cáp và chất lượng vận hành của thang máy.

Quy tắc bố trí phòng máy

Một lưu ý tiếp theo khi thiết kế cầu thang máy gia đình là cần phải quan tâm tới việc bố trí phòng máy. Đây là nơi đặt các thiết bị quan trọng của thang máy như: máy kéo, tủ điện, … nên cần đảm bảo luôn ở trạng thái khô ráo, tránh được cả thời tiết mưa bão. Không được xây dựng phòng máy ở gần bể nước, tránh để xảy ra hậu quả của việc rò rỉ nước gây ảnh hưởng tới quá trình vận hành thang máy.

Cần đặt các cửa thông gió hoặc lắp quạt thông gió trong phòng máy để tạo sự thoáng mát trong phòng. Tránh bố trí thang máy gần cục nóng của điều hòa vì khí nóng thải ra sẽ làm tăng nhiệt độ phòng máy. Nếu có điều kiện, gia chủ nên lắp điều hòa cho phòng máy để thang máy được hoạt động một cách tốt nhất. Trên bề mặt của sàn phòng máy sẽ được bố trí các lỗ kỹ thuật với kích thước và đặt ở các vị trí khác nhau tương ứng với mỗi loại thang máy khác nhau và kích thước sàn.

Kết cấu bao che của phòng máy phải được cách nhiệt tốt. Trong phòng máy phải có thông gió, chống ẩm và chống bụi để bảo vệ tốt các thiết bị quan trọng của thang. Không được bố trí trực tiếp bể nước lên trên buồng phòng máy và không cho các đường ống cấp nước, cấp nhiệt đi qua buồng thang máy.